Áo Dài Việt Nam Đến Từ Đâu ???

Áo dài hiện diện trong cuộc sống của chúng ta hằng ngày, nhưng bạn đã biết về nguồn gốc của nó chưa ???

Hôm trước có một bạn trên Facebook đăng hình áo Kameez của phụ nữ Ấn Độ và so sánh sao giống Áo dài của phụ nữ Việt Nam quá. 

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, đại dương và ngoài trời

Một nhóm phụ nữ Ấn độ mặc Kameez.

Trộm nghĩ, mặc dù chiếc áo dài nữ phục việt Nam đã được hình thành gần 300 năm tính từ ngày Chúa Nguyễn Phúc Khoát quy định cách ăn mặc mới của người Đàng Trong để phân biệt với Đàng Ngoài, và ngày nay đã trở thành trang phục truyền thống của người Việt, thì không phải người Việt nào cũng biết rõ xuất xứ của Áo dài. 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng

Hoàng hậu Nam Phương mặc áo dài 3 thân.

Là một người vô cùng quý trọng chiếc Áo dài Việt Nam, tự thấy mình nên có trách nhiệm chia sẻ với bạn bè về gốc tích của chiếc áo này. Như đã đề cập ở trên, Áo dài ra đời dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, và trải qua nhiều lần biến đổi theo thời cuộc để có được chiếc áo dài hiện đại ngày nay. 

Tạm chia làm hai giai đoạn:

GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH 
Đến thế kỉ 17, trang phục chính của phụ nữ Việt vẫn chịu ảnh hưởng của phương Bắc, là áo giao lãnh, với một vạt sau và phía trước hai vạt đắp chéo lên nhau, cột lại bằng thắt lưng.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Áo giao lãnh, xuất phát từ áo dài 4 thân (trường tụ) Trung Quốc.

Năm 1758, sau khi thôn tính hoàn toàn Đàng Trong và xưng vương, để tách khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa Đàng Ngoài, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát yêu cầu thay đổi trang phục. Những chiếc áo dài đầu tiên ra đời dưới thời đại này là sự kết hợp giữa áo giao lãnh (hai vạt trước đắp lên nhau, có cổ thấp, vạt trước và sau rời nhau từ eo) với áo dài của người Chăm (vạt trước và sau dính nhau thành một ống, xẻ rất ít ở dưới gối, cài nút).

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Một nhóm phụ nữ miền Bắc mặc áo giao lãnh và áo dài.

Hầu hết các tài liệu về áo dài đều dừng ở đây mà không bàn sâu thêm về áo dài của người Chăm. Và lí do tại sao áo dài của người Việt ngày nay giống áo dài của người Ấn, Trung Đông, Pakistan…hoàn toàn không được lý giải.

Tuy nhiên nếu tìm hiểu thêm về áo dài Chăm, thì sự giống nhau này không phải là trùng hợp ngẫu nhiên.

Áo dài Chăm được gọi là Kamei. Áo dài Ấn và Pakistan gọi là Kameez, Qameez và trong tiếng Ả rập là Qamis. Và tất cả đều có nghĩa là…áo dài. Vốn chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Ấn độ (từ thế kỉ 4) và Hồi giáo (sau thế kỉ 10), chiếc áo Kamei của người Chăm chính là áo Kameez của Ấn hay Qamis của người Hồi là điều không cần bàn cãi. Và vốn chịu ảnh hưởng từ áo dài Chăm, nên việc áo dài Việt hao hao giống Kameez là chuyện dĩ nhiên, nhất là theo thời gian và sự giao thoa, áo Kameez của người Ấn đã được xẻ tà cao hơn lên đến hông, càng giống áo dài Việt, chư không giữ nguyên bản dạng ống xẻ ngang gối như Kamei của người Chăm.

Như vậy, có thể thấy rõ áo dài Việt chính là một phiên bản phát triển hơn của Kamei/Kameez/Qamis nhờ vào sự kết hợp với tà áo xẻ cao của áo giao lãnh.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng

Áo Kameez hiện đại của phụ nữ Ấn độ, chỉ khác áo dài Việt Nam ở chỗ xẻ tà ngang hông chứ không đến eo.

SỰ PHÁT TRIỂN:

ÁO DÀI NGUYÊN THỦY 
Từ thể kỉ 18 đến đầu thế kỉ 20, áo dài (nữ) hầu như không có nhiều thay đổi. Áo may 4 thân (do khổ vải dệt thủ công chỉ rộng 1 thước ta, tức là hơn 30cm) tay liền, phía sau 2 thân nối giữa sống, phía trước ngoài 2 thân chính (vạt cái) nối giữa còn có một thân phụ (vạt con, sau này tối giản thành hò). Thân áo rộng, không có pen, tà rộng, nách rộng tay chẽn, cổ thấp, cài nút bên trái.
Về sau này khi có các loại vải khổ rộng với công nghệ dệt mới, thân áo dài trước và sau chỉ sử dụng một khổ vải 90cm để cắt nên áo không còn là 4 thân nữa mà chỉ còn 2 thân tay liền.

ÁO DÀI LE MUR

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, giày và ngoài trời

Áo dài Le Mur

Những năm đầu 1930, họa sĩ Cát Tường (Le Mur) sáng tác một loạt kiểu áo dài “cách tân” dựa trên các kiểu áo Tây, tay rời, tay phồng, cổ lá sen hay cổ dún… Những kiểu áo này được phổ biến chủ yếu ở Hà Nội.

ÁO DÀI LÊ PHỔ

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng và đám cưới

Áo dài Lê Phổ

Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ, một người về sau này chuyên vẽ phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài, đã đưa ra những cải tiến dựa trên áo dài nguyên thủy: thân áo nhỏ lại ôm vừa người nhưng vẫn chưa chiết eo, tà áo dài hơn để tha thướt hơn, cổ thấp. Áo dài Lê Phổ chính là sự cải tiến tốt nhất kể từ khi tà áo dài ra đời.

ÁO DÀI BÀ NHU 

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứngBà Trần Lệ Xuân mặc áo dài không cổ.

Bà Trần Lệ Xuân thêm một lần nữa “cải cách” áo dài khi bà mặc một loạt các kiểu áo dài cổ thuyền nhọn hoặc cổ ngang (thật ra là không có cổ) với tay áo ngắn trên cổ tay chỉ bằng 3/4 tay áo bình thường, và từ đó người ta gọi kiểu áo này là áo dài Bà Nhu. Tuy nhiên, thực tế công tạo ra kiểu áo dài này là của một đạo diễn phim và người mặc kiểu áo này đầu tiên là nữ diễn viên Kiều Chinh.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng

Diễn viên Kiều Chinh mặc áo dài không cổ, tay ngắn, sau này gọi là áo dài Bà Nhu

ÁO DÀI SIẾT EO 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang đứng, trẻ em và ngoài trời

Áo dài hiện đại ở Sài Gòn thập niên 60

Cuối những năm 1950 đầu 1960, với nguồn cảm hứng từ các kiểu Tây phục chịu ảnh hưởng của áo corset và mốt áo ngực nhọn (bullet bra) được lăng xê bởi hai minh tinh MM và BB, ở Sài Gòn thịnh hành kiểu áo dài tôn ngực, siết eo với cổ cao hoặc thấp, tay áo vẫn là tay liền.

ÁO DÀI RAGLAN

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng

Bà Đặng Tuyết Mai mặc áo dài Raglan

Nhược điểm cuối cùng của áo dài là tay liền, khiến cho khi mặc phần nách áo bị nhăn, đã được khắc phục khi một nhà may áo dài ở Đakao kết hợp kiểu tay Raglan (Ráp lăng/ Giác lăng) của áo Tây vào trong áo dài Việt Nam. Và từ đó, hình dáng chiếc áo dài hiện đại rõ dần với dáng áo ôm sát thân người, tà áo rộng, chít pen ôm lấy toàn bộ phần trên cơ thể người mặc.

ÁO DÀI HIPPY.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, cây, trẻ em, ngoài trời và thiên nhiên

Áo dài Hippy

Trào lưu Hippy du nhập vào Việt Nam những năm 1970 có ảnh hưởng nhất định đến áo dài. Giới trẻ thích sự khác biệt nên mặc áo dài tà ngắn hơn, tay ngắn, cổ thấp hoặc không có cổ với quần Âu thay vì quần ống rộng. Kiểu áo dài này còn thịnh hành đến cuối đầu 1990 và ngày nay được gọi là áo dài mini.

Xét về góc độ phát triển, kể từ 1960 áo dài không có nhiều thay đổi, dáng áo được định hình ôm sát thân, chít pen, tay raglan, tà áo có thể dài ngắn tùy thời trang. Những thay đổi chủ yếu xoay quanh phần trang trí như thêu, vẽ, đính kết hay phối hợp màu vải trên áo chứ không có thêm thay đổi về kiểu dáng.

Trào lưu “áo dài-váy đụp” gần đây, nếu xét về lịch sử thì cũng chỉ là một bước thụt lùi, vì cho đến thời Minh Mạng, người Việt vẫn mặc áo dài song song với quần và váy, nhưng váy chủ yếu phổ biến ở giới bình dân.

Như vậy, để kết luận về nguồn gốc, thì chiếc áo dài chính là sự kết hợp giữa áo giao lãnh (4 thân của Trung Quốc) với áo dài Kameez của Ấn độ thông qua áo Kamei của người Chăm ở Đàng Trong.

Theo Facebooker Lê Duy Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *