9 lỗi trong đơn xin việc làm khiến nhà tuyển dụng khó chịu

Đơn xin việc làm là nơi tốt nhất để cho thấy bạn là người phù hợp với văn hóa bằng cách thể hiện cá tính của bạn; để chứng minh rằng bạn đáng tin cậy bằng cách sử dụng các số liệu chi tiết thành tích của bạn; và kết nối với nhà tuyển dụng bằng cách chia sẻ một chút thông tin độc đáo về quá khứ, năng lực và tính cách của bạn.Nếu muốn đơn xin việc làm giúp ích và không làm mất đi cơ hội tìm được việc, bạn cần tránh những lỗi cơ bản sau đây.


Lỗi chính tả và lỗi đánh máy

Kỹ năng giao tiếp của bạn được đánh giá thông qua cách viết đơn xin việc làm. Nếu có các lỗi chính tả hoặc đánh máy, nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn không chú ý đến chi tiết hoặc lười kiểm tra công việc của mình, thậm chí bạn không xem trọng công việc ứng tuyển bởi không nghiêm túc với việc nộp đơn.

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng tính năng kiểm tra chính tả, nhưng đừng chỉ dựa vào nó. Hãy in thư và đọc qua ít nhất 3 lần, sau đó nhờ bạn bè hoặc thành viên trong gia đình xem xét lại.

Viết quá nhiều

Một lá đơn xin việc làm quá dài dòng là một sự lãng phí thời gian và là sai lầm lớn. Các nhà tuyển dụng không có đủ nguồn lực và thời gian để đọc đơn xin việc làm nhiều trang của ứng viên. Ngoài ra, nhiều nhà tuyển dụng cũng sẽ đọc trên thiết bị di động của họ. Vì vậy, giữ nội dung đơn xin việc làm của bạn ngắn gọn ở khoảng 150 đến 200 từ sẽ đảm bảo thư dễ được đọc hơn.

Quá khiêm tốn

Khiêm tốn là một phẩm chất đáng ngưỡng mộ trong cuộc sống, nhưng một lá đơn xin việc làm quá khiêm tốn sẽ khiến bạn trông thật yếu kém và nhà tuyển dụng sẽ không chú ý đến bạn. Vậy nên, đừng ngại ngần đưa vào đơn xin việc làm những phẩm chất thực sự ấn tượng của bạn.

Quá tự tin

Mặc dù bạn không nên quá khiêm tốn, nhưng bạn cũng không nên tỏ ra tự cao tự đại. Bạn có thể bị hấp dẫn để khoe khoang về việc bạn thông minh hoặc tài năng như thế nào trong đơn xin việc làm của mình. Nhưng đừng như vậy, hãy tập trung vào các thành tích thực tế với dẫn chứng cụ thể và một thái độ đúng mực.

Làm nổi bật các kỹ năng còn thiếu

Rất có thể bạn sẽ không đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng không cần thiết phải thu hút sự chú ý đến các kỹ năng chuyên môn hoặc kiến thức mà bạn còn thiếu trong đơn xin việc làm. Xét cho cùng, bắt đầu một lá thư bằng cách “Tôi biết là tôi chưa có…” chỉ hữu ích nếu bạn muốn “bán rẻ” bản thân cho nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy tập trung vào những thứ mà bạn có. Tất nhiên, nếu tin đăng tuyển yêu cầu một điều gì đó thực sự cần thiết để thực hiện công việc, chẳng hạn như bằng cấp y khoa nhưng bạn không có, thì bạn không nên nghĩ đến việc nộp đơn.

Bào chữa

Mặc dù rất mong muốn giải thích cho những thiếu sót tiềm ẩn trong CV như vì sao bạn bỏ công việc trước đây, nhưng hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng không muốn đọc lời giải thích hoặc lời bào chữa của bạn trong đơn xin việc làm. Những gì họ muốn thấy là sự phù hợp của bạn với vai trò và công ty, vì vậy hãy tập trung vào trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích và niềm đam mê của bạn. Chỉ đưa ra lời giải thích khi được yêu cầu (thường là trong một cuộc phỏng vấn).

Nói về mức lương

Bạn nên nói về kỳ vọng lương nhưng không phải là trong đơn xin việc làm. Tất cả chúng ta đều muốn có mức lương cao và các ưu đãi tuyệt vời, nhưng những đặc quyền này không nên là trọng tâm chính của bạn khi ứng tuyển vào công ty hoặc vai trò. Không có nhà tuyển dụng tiềm năng nào muốn thuê một người chỉ chăm chăm nói về vấn đề duy nhất là tiền bạc.

Liệt kê người tham chiếu

Bạn chỉ có một phần không gian hạn chế để thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng tiềm năng trên đơn xin việc làm, vì vậy đừng lãng phí không gian có giá trị bằng cách liệt kê những người tham khảo của bạn ở đây. Thông thường bạn sẽ được yêu cầu cung cấp danh sách người tham khảo khi tiến đến các giai đoạn tiếp theo của quá trình tuyển dụng.

Quá hào phóng với lời khen ngợi

Bạn có thể đang ứng tuyển vào một công ty mà bạn đã ngưỡng mộ từ lâu hoặc đó có thể là một trong những doanh nghiệp mà bạn chưa biết đến. Trong cả hai trường hợp, hãy tránh dành quá nhiều lời khen cho công ty trong đơn xin việc làm. Hầu hết mọi người đều không thích những lời khen ngợi quá phô trương.

Nếu bạn cảm thấy muốn khen ngợi công ty, hãy làm điều đó theo cách không quá xun xoe. Hãy khen ngợi một cách ngắn gọn nhưng cũng cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn nhận thức được thành tích của họ và ngưỡng mộ họ vì điều đó. Sau đó, bày tỏ mong muốn được góp phần tăng giá trị cho doanh nghiệp bằng cách cung cấp các kỹ năng của bạn cho công việc.

Nguồn Careerlink

Mẫu đơn xin việt chuẩn…

Kính gửi anh/chị…,

Tôi rất vui khi thấy tin đăng tuyển cho vị trí Digital Marketing tại công ty X trên Careerlink.vn. Là một nhân viên Marketing năng động với hơn 3 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu người tiêu dùng, tôi tự tin rằng mình sẽ là tài sản quý cho nhóm tại X. 

Tin đăng tuyển của anh, chị đề cập đến nhu cầu về một người có kinh nghiệm trong phân đoạn email và phát triển chiến dịch, cả hai đều là lĩnh vực tôi có nhiều kinh nghiệm. tại công ty cũ, tôi đã thực hiện các chiến dịch digital marketing cho dòng sản phẩm mới của công ty và tăng mức độ tương tác lên 20% trong vòng 6 tháng, đóng góp đáng kể vào mục tiêu hàng năm của bộ phận.

Tôi tự tin rằng thành tích đã được kiểm chứng của tôi về đạo đức làm việc xuất sắc, sự chú ý đến từng chi tiết và các chiến dịch tiếp thị qua email hiệu quả cao sẽ giúp tôi trở thành người phù hợp tại công ty X và cho phép tôi đóng góp vào thành công của nhóm.

Tôi mong muốn được thảo luận chi tiết hơn về vị trí Digital Marketing và trình độ của tôi với anh, chị bất cứ khi nào anh, chị cảm thấy thuận tiện. Tôi sẽ liên hệ vào tuần tới đến theo dõi và đảm bảo rằng anh, chị đã nhận được hồ sơ của tôi.

Cảm ơn anh, chị rất nhiều đã dành thời gian để xem xét.

Trân trọng,

[Tên của bạn]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *