Mẹo sơ cứu đơn giản nhưng 90% người làm sai khi khẩn cấp

 
 

Biết các phương pháp sơ cứu cơ bản là rất tốt, quan trọng phải thực hiện đúng cách để không làm tình trạng bệnh nhân thêm tồi tệ.

Bright Side hướng dẫn một số mẹo sơ cứu đơn giản trong trường hợp khẩn cấp, song hơn 90% người làm sai cách do chưa hiểu hoặc lúng túng.

Rửa vết thương

meo-so-cuu-don-gian-nhung-90-nguoi-lam-sai-khi-khn-cap

Xử lý sai: Dùng hydrogen peroxide (oxy già) hay cồn để rửa vết thương là cách sơ cứu hoàn toàn sai lầm. Peroxide phá hủy tế bào mô liên kết, khiến vết thương chậm lành, trong khi đó cồn đốt cháy các tế bào khỏe mạnh có thể gây ra đau, sốc và bỏng vết thương.

Xử lý đúng: Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước đun sôi, rồi bôi thuốc mỡ lên vết thương. Không nên dùng băng gạc khi không cần thiết, bởi nó gây ẩm ướt khiến vết thương lâu lành. 

Ép tim

meo-so-cuu-don-gian-nhung-90-nguoi-lam-sai-khi-khn-cap-1

Xử lý sai: Nếu xoa bóp hồi sinh tim không đúng cách có thể gây ra gãy xương sườn, làm tổn thương nghiêm trọng tới tim và phổi.

Xử lý đúng: Chỉ nên sơ cứu xoa bóp tim nếu chắc chắn nạn nhân không còn thở, mạch ngừng đập và không có bác sĩ ở bên. Trong khi một người gọi xe cứu thương, người còn lại nên thực hiện ép tim 100 nhịp. Đối với trẻ em, chỉ nên thực hiện ép bằng các ngón tay và theo nhịp chậm hơn. Biện pháp hô hấp nhân tạo chỉ nên thực hiện khi tim đã đập trở lại. Ngoài ra,có thể thực hiện 30 lần ép tim rồi 2 lần thổi ngạt, và lặp lại.

Uống thuốc Paracetamol

meo-so-cuu-don-gian-nhung-90-nguoi-lam-sai-khi-khn-cap-2

Xử lý sai: Paracetamol hay acetaminophen là những loại thuốc giảm đau, tiêu viêm, thường được kê cho nhiều loại bệnh. Uống sai cách hay lạm dụng thuốc có thể dẫn đến suy gan và suy thận.

Xử lý đúng: Sử dụng thuốc với liều lượng đủ, người lớn chỉ nên dùng tối đa 1 g mỗi lần uống, 4 g mỗi ngày. Acetaminophen có trong nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống cúm, việc kết hợp thuốc có thể dễ dẫn đến quá liều gây nguy hại đến cơ thể.

Chảy máu cam

meo-so-cuu-don-gian-nhung-90-nguoi-lam-sai-khi-khn-cap-3

Xử lý sai: Khi bị chảy máu cam, mọi người thường nằm ngửa xuống hoặc ngửa cổ lên để máu không chảy ra ngoài. Song, đây là một cách làm sai khiến huyết áp tăng lên, không biết được mức độ chảy máu nghiêm trọng đến đâu, máu có thể xâm nhập vào phổi gây nôn, nguy hiểm.

Xử lý đúng: Giữ đầu thẳng để máu chảy xuôi xuống, chườm lạnh ngăn máu chảy nhiều. Sau đó, dùng ngón tay giữ chặt mũi trong vòng 15 phút. Nếu máu không ngừng chảy hoặc vết thương quá nặng do chấn thương thì hãy gọi xe cứu thương.

Cứu nạn nhân tai nạn xe

meo-so-cuu-don-gian-nhung-90-nguoi-lam-sai-khi-khn-cap-4

Xử lý sai: Cố kéo nạn nhân ra khỏi xe gặp nạn và đặt họ tới một vị trí thoải mái hơn là việc làm hoàn toàn sai lầm. Hầu hết ca tử vong trong tai nạn giao thông thường do bị chấn thương cổ và cột sống. Việc kéo nạn nhân ra khỏi xe có thể khiến họ tử vong hoặc bị tê liệt.

Xử lý đúng: Nếu nạn nhân bị chấn thương ở đầu, cổ hoặc cột sống (máu không chảy nhưng chân tay không cảm giác) hãy gọi xe cứu thương và chờ bác sĩ cấp cứu.

Sơ cứu ngộ độc

meo-so-cuu-don-gian-nhung-90-nguoi-lam-sai-khi-khn-cap-5

Xử lý sai: Dùng thuốc gây nôn để loại bỏ hoàn toàn chất độc là cách làm sai khi sơ cứu bệnh nhân ngộ độc vì có thể làm bỏng thực quản, tạo điều kiện cho chất độc trôi vào phổi.

Xử lý đúng: Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân ngộ độc, hãy gọi xe cấp cứu và mô tả các triệu chứng hay nguồn gốc có thể gây ngộ độc, ghi lại những lời dặn của bác sĩ khi chờ xe cấp cứu. Không nên tham khảo cách chữa trên mạng. Dùng thuốc quá liều, ngộ độc rượu hay thực phẩm rất nguy hiểm nếu không được cứu chữa kịp thời.

Cầm máu

meo-so-cuu-don-gian-nhung-90-nguoi-lam-sai-khi-khn-cap-page-2

Xử lý sai: Khi bị chảy nhiều máu, mọi người thường buộc một sợi dây thật chặt trước chỗ bị thương để ngăn máu chảy. Nhưng xử lý không đúng cách hoặc không cần thiết có thể cản trở máu lưu thông, dẫn tới hoại tử.

Xử lý đúng: Dùng thật nhiều bông băng gạc vô trùng lau và ấn chặt lên vết thương tới khi xe cấp cứu tới. Chỉ buộc dây vải cầm máu khi vết thương cực kỳ nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao hơn nguy cơ hoại tử tay hoặc chân.

Cứu người bị động kinh

meo-so-cuu-don-gian-nhung-90-nguoi-lam-sai-khi-khn-cap-page-2-1

Xử lý sai: Mọi người thường cho rằng người bị động kinh dễ tự nuốt hoặc cắn phải lưỡi của mình gây nguy hiểm, nên sẽ đặt  một cái thìa vào miệng họ để ngăn chuyện đó. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể sẽ nuốt phải cái thìa gây ngạt thở.

Xử lý đúng: Người lên cơn động kinh sẽ run rẩy không kiểm soát, thậm chí tím tái, nhưng chứng động kinh không gây tổn thương nhiều tới bản thân. Bạn chỉ cần gọi bác sĩ và đảm bảo bệnh nhân có thể thở là được. Người bị động kinh không thể tự nuốt lưỡi của họ được. Nếu cắn phải lưỡi thì cũng không nguy hiểm.

Sơ cứu vết rắn cắn

meo-so-cuu-don-gian-nhung-90-nguoi-lam-sai-khi-khn-cap-page-2-2

Xử lý sai: Cố hút nọc độc ra ngoài khi bị côn trùng hay rắn độc cắn là cách sơ cứu vô cùng sai lầm. Nọc độc khi kết hợp với nước bọt sẽ khiến độc lan nhanh hơn và có thể dẫn tới phù phổi hoặc suy tim.

Xử lý đúng: Nếu bị rắn cắn ở tay hoặc chân, hãy nằm xuống một chỗ cao và để vết thương ở bên dưới so với tim. Gọi xe cấp cứu, nói rõ cho bác sĩ về vết cắn và uống thật nhiều nước trong lúc chờ bác sĩ đến.

Đưa bệnh nhân tới bệnh viện

meo-so-cuu-don-gian-nhung-90-nguoi-lam-sai-khi-khn-cap-page-2-3

Xử lý sai: Không nên tự ý đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất, bởi không phải bệnh viện nào cũng có đủ nhân lực và điều kiện để cấp cứu cho bệnh nhân. 

Xử lý đúng: Gọi xe cứu thương, mô tả lại tình trạng của bệnh nhân để được hướng dẫn bệnh viện phù hợp nhất để đưa bệnh nhân tới.

Theo VnExpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *