Tự mãn – Căn bệnh ngầm giết chết sự nghiệp của bạn

Có thể nói căn bệnh “tự mãn” là một trong những nguyên nhân đe dọa đến sự phát triển của cá nhân và doanh nghiệp. Tự mãn sẽ khiến bạn ngày càng chủ quan, ảo tưởng về bản thân, từ đó tụt hậu và trở thành kẻ “ếch ngồi đáy giếng”.

Ranh giới giữa sự tự tin và tự mãn rất mỏng manh. Tự tin là điều tốt nhưng nếu bạn luôn thể hiện là mình hiểu biết hơn người, thì lâu dài có thể phản tác dụng. Kết quả là công việc không đạt được kết quả cao và đồng nghiệp ngày càng xa lánh bạn. Những hậu quả bạn sẽ phải chịu nếu bạn luôn tự cao.

1. Trì trệ công việc

Bạn sẽ luôn “ảo tưởng” rằng mình sẽ làm công việc này tốt và không cần phải tốn nhiều thời gian như những người khác. Vì thế, đa số những người tự mãn thường để công việc gần đến thời hạn mới bắt tay làm, vì họ nghĩ rằng việc gì cũng có thể làm được. Nếu thành công thì do họ giỏi, nếu thất bại thì đó không phải lỗi tại họ. Vì thế dẫn dến tình trạng trì trệ công việc hoặc hiệu quả không như mong đợi.

tu-man-can-benh-ngam-giet-chet-su-nghiep-cua-ban-hinh-anh-1

Vì luôn nghĩ rằng mình có thể làm được mọi việc trong thời gian ngắn nên người tự mãn hay trì trệ công việc

2. Mất mối quan hệ

Bạn rất dễ bị người khác nhìn với ánh mắt ngạc nhiên, khó chịu, thậm chí còn có thể bị gọi là kẻ tự kiêu, hợm hĩnh nếu như bạn tự cho mình điểm tuyệt đối về mọi phương diện. Đặc biệt là khi bạn làm việc nhóm, bạn chỉ nghĩ ý tưởng của bản thân là đúng và muốn mọi người thực hiện theo. Bạn luôn đánh giá người khác thấp kém và chẳng bao giờ bạn thực hiện theo kế hoạch của họ. Điều này dễ xảy ra những bất đồng trong công việc, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn và cả nhóm. Dẫn đến mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp ngày càng trở nên xa cách.  Sẽ chẳng ai muốn song hành cùng một người tự mãn, bởi vì người tự mãn thì khó lắng nghe được người khác nói gì.

tu-man-can-benh-ngam-giet-chet-su-nghiep-cua-ban-hinh-anh-2

Người tự mãn thì khó lắng nghe được người khác nói

3. Chậm phát triển sự nghiệp

Vì luôn thỏa mãn về những điều đã đạt được, nên bạn luôn nghĩ rằng mình không cần phải cố gắng hơn nữa, và người ta thường gọi những người như thế này là “ngủ quên trên chiến thắng”. Ví dụ như có những người tự cao rằng sản phẩm của mình là tốt nhất, không còn tập trung vào nghiên cứu, cải thiện sản phẩm. Điển hình là Microsoft từng có một thời gian để cho tự mãn, Google và Apple vượt mặt mới kịp thức tỉnh. Tự mãn đồng nghĩa với dấu chấm hết. Một khi quá tự mãn, bạn sẽ chẳng bao giờ tiến xa hơn được nữa.

Cuộc đời là một con đường đua vô tận, lúc nào chúng ta cũng phải chạy đua với thời gian và công việc, đừng chủ quan mà quên mất. Đôi lúc xã hội đã quá tâng bốc, khen ngợi bạn, gắn cho bạn cái mác “thiên tài”, “thần đồng” làm cho bạn tự mãn mà quên mất người thành công chỉ là dựa vào “1% thông minh” còn lại là “99% sự cần cù”. Tự mãn là một tính xấu có thể giết chết cả sự nghiệp của một người ngay lập tức.

Bạn có thể bỏ một năm, mười năm hay nhiều hơn thế để xây nên thành công, nhưng tính tự mãn như một liều thuốc độc có thể giết chết thành công đó chỉ trong tích tắc. Mỗi người chúng ta phải biết quản trị, kiểm soát bản thân, phải có hướng đi và nỗ lực không ngừng nghỉ. Đó là liều thuốc giải cho căn bệnh tự mãn.

Theo vieclam24h.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *