Những thói quen nên cố duy trì mỗi ngày
Dành ra vài phút mỗi ngày chỉ để làm một số điều đơn giản, bạn sẽ cảm thấy tâm trạng luôn… phơi phới.
Bạn cảm thấy quá mệt mỏi với áp lực học tập hay công việc hàng ngày, chán nản sau một ngày kẹt xe với khói bụi? Về được tới nhà, bạn ăn uống qua loa sau đó nhìn chằm chằm vào màn hình laptop cho hết ngày mà chẳng làm được gì? Thật nhàm chán quá phải không?
Hãy dành ra vài phút mỗi ngày để tập làm một số thói quen đơn giản sau đây. Khoa học nói, chúng sẽ giúp cuộc đời của bạn tươi đẹp hơn nhiều.
1. Uống cà phê (nhưng uống vừa phải thôi nhé)
Cà phê có hoạt chất là caffeine – một chất kích thích thần kinh trung ương. Nó không chỉ khiến bạn tỉnh táo mà còn làm bạn cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ giữa sự tiêu thụ caffeine và sự giảm nguy cơ trầm cảm và tự tử.
Hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về tác dụng của caffeine trong trà và cà phê có tương tự nhau hay không, nhưng một tách cà phê vào buổi sáng để bạn bắt đầu ngày mới tỉnh táo và tràn đầy năng lượng quả là một ý không tồi nhỉ?
Tuy nhiên, chỉ nên uống cafe khi đã ăn sáng, nếu không sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng nhé các chế.
2. Nghe một bản nhạc buồn
Chúng ta thường nghĩ rằng âm nhạc phản ánh tâm trạng. Khi bạn vui thì nghe nhạc vui cảm thấy đời đẹp hơn. Còn khi buồn, thứ âm nhạc sầu não sẽ giúp bạn chìm sâu hơn vào nỗi buồn.
Trong một cuộc nghiên cứu đối với một nhóm 772 người sống ở bán cầu Đông và Tây, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nghe những bản nhạc buồn có thể gia tăng những cảm xúc như: tự điều chỉnh được tâm trạng tiêu cực.
Có lẽ đây cũng là lý do vì sao những bản ballad buồn luôn có chỗ đứng trong lòng thính giả, bất kể thời đại nào.
3. Viết cảm xúc của bạn ra giấy
Bạn đã bao giờ nghe lời khuyên: “Nếu bạn nổi giận với ai đó, hãy viết cho họ một lá thư nhưng đừng bao giờ gửi.”. Việc đó lúc đầu nghe có vẻ tốn thời gian vô ích, nhưng khoa học đã chứng minh rằng việc viết ra giấy cảm xúc của bạn có thể khiến cho suy nghĩ của bạn trở nên sáng suốt hơn, giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, giảm stress và rất nhiều lợi ích khác.
Một nhóm các nhà tâm lý học gần đây đã tìm ra lý do vì sao lại có chuyện này. Họ đã nghiên cứu hình chụp não của các tình nguyện viên trải lòng cảm xúc trong 20 phút mỗi ngày và so sánh kết quả với những người viết cảm xúc ra giấy .
Kết quả, những người viết cảm xúc ra giấy cho thấy hoạt động của phần não chịu trách nhiệm cho việc ngăn chặn những cảm xúc mạnh mẽ hơn, điều này làm cho họ bình tĩnh lại. Trong khi kết quả này không được nhận thấy ở nhóm kia.
Làm gì có chuyện vô lý thế nhỉ? Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, nếu bạn tiêu tiền để mua gì đó cho một người khác thì bạn sẽ cảm thấy vui gấp bội.
Một nghiên cứu năm 2008 đã đưa cho 48 tình nguyện viên các phong bì chứa tiền. Một nửa được đưa hướng dẫn rằng hãy mua gì đó mình thích, và nửa còn lại được yêu cầu hãy mua một món quà cho một người mà họ quen biết.
Những người tham gia ghi lại mức độ hạnh phúc của mình trước khi nhận phong bì và sau khi số tiền được tiêu. Và kết quả không bất ngờ, những người dùng số tiền đó để mua quà tặng cho người khác cảm thấy hạnh phúc hơn những người tự mua đồ cho bản thân mình.
Vì thế hôm nào dư tiền mà buồn thì cứ thử xem!
5. Cười nhiều hơn
Người xưa nói “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” quả không sai. Nhưng không phải cười thế nào cũng hạnh phúc nhé, nụ cười phải thực sự xuất phát từ tấm lòng bạn chứ không phải cố gượng cười. Một nụ cười gượng có thể làm tâm trạng của bạn tồi tệ hơn – theo một nghiên cứu năm 2011.
Các nhà khoa học nghiên cứu một nhóm tài xế lái xe bus trong khoảng thời gian 2 tuần. Họ nhận ra rằng những nhân viên cố gắng cười vì công việc có một tâm trạng tồi tệ hơn vào cuối ngày, trong khi những đồng nghiệp vui vẻ với những suy nghĩ tích cực luôn nở nụ cười trên môi đương nhiên có tâm trạng tốt hơn vào cuối ngày.
Vì vậy, hãy cười nhiều hơn, và chỉ cười khi bạn thực sự muốn.
Khi đối mặt với những bất công trong cuộc sống hay những điều đáng buồn mà người khác đối xử với bạn, việc bạn cảm thấy bất mãn hay chán chường là điều dễ hiểu.
Nhưng giữ những cảm xúc tiêu cực đó trong lòng chưa bao giờ là một ý tưởng hay cả. Vì nó sẽ khiến bạn ngày càng oán giận và có xu hướng trả thù.
Việc này khi kéo dài lâu ngày sẽ khiến cho “khoảng trống” cảm xúc của bạn ngày càng nhỏ hẹp, và bạn sẽ khó có thể cảm thấy vui vẻ hay hạnh phúc – theo trang Mayo Clinic.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tha thứ sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, làm giảm stress tâm lý và giúp bạn sống lâu hơn. Do đó, hãy bỏ qua và sống tiếp, điều đó có ích cho bạn hơn là ôm nhiều điều tức tối đến mức không ngủ được.
7. Tập thể thao
Chơi thể thao đã được chứng minh là có khả năng làm tăng những chất hóa học trong não giúp bạn cảm thấy tốt hơn, giảm những hormone gây stress, giảm nguy cơ trầm cảm và lo lắng.
Bạn có thể cảm nhận được những thay đổi rõ rệt chỉ sau vài phút chơi thể thao. Những nhà nghiên cứu của ĐH Vermont nhận thấy rằng chỉ cần luyện tập trong 20 phút có thể giúp bạn duy trì những cảm xúc tích cực trong 12 giờ sau đó!
Hơn nữa, những người luôn năng động với những hoạt động thể chất luôn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn với cuộc sống của họ.
Nguồn Tachcaphe