Làm thế nào để ngày cuối tuần trở nên ý nghĩa hơn?

Cuối tuần sắp đến rồi! Cuối tuần là khoảng thời gian mà bạn mong đợi nhất sau một tuần làm việc mệt mỏi phải không? Bởi vì có rất nhiều việc bạn có thể làm vào cuối tuần để giúp bản thân giảm áp lực học hành, công việc hay nạp thêm năng lượng cho một tuần làm việc kế tiếp. Bất kể kế hoạch của bạn là gì thì điều quan trọng là hãy làm cho nó có tác dụng kéo dài càng lâu càng tốt để có thể cải thiện cuộc sống của bạn trong suốt một chặng đường dài.

Vậy làm thế nào để ngày cuối tuần của bạn trở nên ý nghĩa hơn? Hãy cùng chúng tôi tham khảo nhé 🙂 

1. Không ngủ nướng

Không ngủ nướng

Ngủ nướng là điều mà hầu hết chúng ta đều muốn làm vào những ngày nghỉ cuối tuần phải không? Tuy nhiên, sự cám dỗ của việc ngủ nướng có thể ảnh hưởng tới nhịp sinh học của cơ thể. Tất cả chúng ta đều cần những giấc ngủ ngon nhưng đừng lạm dụng điều đó. Nếu không bạn sẽ cảm thấy kiệt sức và cáu kỉnh khi phải thức dậy vào sáng thứ Hai đó.

Hãy tự tạo cho mình một thói quen thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Bao gồm cả những giấc ngủ trưa ngắn vào cuối tuần, dù đó là 10 phút hay 45 phút. Tại sao lại thế? Đó là bởi những giấc ngủ ngắn có thể giúp bạn loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, gia tăng sự tỉnh táo và tăng cường khả năng tiếp thu.

2. Dành thời gian cho những người bạn yêu thương

Dành thời gian cho những người bạn yêu thương

Hãy kết nối lại với các thành viên còn lại trong gia đình hay bạn bè thân thiết mà bạn đã lãng quên trong thời gian gần đây. Đừng làm điều đó chỉ vì bạn cảm thấy có lỗi hoặc bản thân bắt buộc phải làm vậy. Hãy làm vì bạn muốn làm. Quan tâm xem những người thân yêu bên cạnh bạn đang phải trải qua những việc như thế nào.

Đừng chỉ liên lạc với họ khi bạn cần đến họ. Khi họ cố gắng liên lạc mà bạn đang bận, hãy gọi lại cho họ ngay sau đó. Nói chuyện với họ. Lắng nghe họ. Hãy đến bên họ nếu cần thiết. Kết nối với những người thân yêu bằng những cử chỉ đơn giản như ôm hay tiếp xúc là điều vô cùng quan trọng đối với hạnh phúc của bản thân.

Và nếu trong trường hợp – do công việc hay hoàn cảnh sống – bạn không sống bên cạnh gia đình và không có nhiều bạn bè, hãy tìm đến những người có cùng sở thích với bạn. Hãy tìm đến với họ. Thậm chí chỉ đơn giản là uống một cốc cà phê, dùng bữa tối hay lên kế hoạch nghỉ ngơi trong thành phố cùng cả nhóm. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khá hơn và tươi trẻ hơn so với việc bạn dành thời gian ở một mình hoặc chìm đắm trong nỗi cô đơn.

3. Áp dụng nguyên tắc “không công nghệ”

Áp dụng nguyên tắc “không công nghệ”

Tránh xa TV, iPad, iPhone và bất kỳ thiết bị điện tử nào khác. Rút phích cắm ra. Não bộ của bạn cần được loại bỏ những căng thẳng mà bản thân đã phải chịu đựng trong suốt tuần làm việc vừa qua. Tại sao bạn không đọc một quyển sách? Một cuốn sách bằng giấy chẳng hạn. Hãy thử nhớ xem lần cuối cùng bạn làm điều này là khi nào?

4. Dành thời gian đi ra ngoài

Dành thời gian đi ra ngoài

Hãy làm bạn với thiên nhiên. Hãy chú ý quan sát vẻ đẹp của nó. Hít thở không khí trong lành. Bất cứ điều gì, từ việc đơn giản nhất như đi bộ trên bờ biển cho tới một chuyến đi đường dài. Hãy tìm hiểu về những hoạt động ngoài trời tốt nhất ở khu vực của bạn vào ngày cuối tuần.

5. Dành thời gian cho những bữa ăn

Dành thời gian cho những bữa ăn

Không cần phải vội vàng vì phải tham gia vào cuộc họp tiếp theo hay hoàn thành một bài thuyết trình nào đó vào cuối ngày. Bạn không có kế hoạch gì vào cuối tuần cả. Vì vậy, hãy cảm nhận hương vị những gì mà bạn đang ăn. Thưởng thức bữa ăn. Chỉ đơn giản là hãy để tâm trí của bạn cảm thấy thoải mái, không cần vội vã và nghĩ về việc bạn cần phải làm gì tiếp theo.

6. Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh

Bạn đã bỏ lỡ việc phải chuẩn bị cho mình một cốc nước ép trái cây bởi bạn luôn vội vàng đi làm cho kịp giờ? Giờ thì chẳng còn lý do gì nữa. Hãy chuẩn bị nó, chỉ mất vài phút thôi.

Tất cả những gì bạn cần là: cần tây, dưa chuột gọt vỏ, một vài cây xà lách, cải xoăn và một quả lê. Hãy cho tất cả chúng vào máy ép và nhấn nút, rồi sau đó tắt nó đi. Khi bạn đã thưởng thức được hương vị của nó, bạn sẽ có thói quen uống nước ép hoa quả vào cuối tuần.

Ngoài ra, hãy ăn thật nhiều trái cây và rau xanh. Nếu vẫn không cảm thấy hứng thú, Kris Carr – tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất NewYork Times và chuyên gia chăm sóc sức khỏe có một số công thức nấu ăn ngon và lành mạnh đã đăng tải trên blog cá nhân dành cho bạn.

 
7. Dọn dẹp nơi ở của bạn

Dọn dẹp nơi ở của bạn

Nếu bạn vẫn còn năng lượng từ tuần trước, hãy cố gắng dọn dẹp qua nơi ở của bạn. Cánh tủ không đóng được? Giấy tờ vứt bừa bãi khắp mọi nơi? Phòng tắm chất đống các sản phẩm không dùng nữa? Một vài những gợi ý đó có thể có tác dụng mặc dù bạn không thể sắp xếp mọi thứ vào ngày cuối tuần. Điều quan trọng là bạn sẽ làm cho mọi thứ tốt lên.

Hãy ngắm nghía qua những bộ quần áo mà bạn yêu thích. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn muốn cho hoặc tặng quỹ từ thiện những gì mà bạn không dùng đến nữa. Sắp xếp giấy tờ vào ngăn kéo và cố gắng dành một không gian lưu trữ riêng nếu cần thiết. Sau đó, vứt những đồ trang điểm và sữa tắm đã cũ trong phòng tắm đi. Tốt hơn hết, hãy sử dụng lọ thủy tinh đơn giản hoặc giỏ dệt đặt ở dưới bồn rửa để có nhiều không gian hơn.

8. Chấm dứt việc lo lắng quá nhiều

Chấm dứt việc lo lắng quá nhiều

Hãy gạt bỏ suy nghĩ “sẽ ra sao nếu” sang một bên. Đừng lo lắng về những vấn đề mà bạn không thể kiểm soát được giống như việc chính phủ đóng cửa, nền kinh tế, thời tiết hay bất cứ điều tương tự nào đó. Thay vào đó, bạn có thể kiểm soát bản thân.

Lập danh sách những điều bạn đang cảm thấy lo lắng và thiết lập hành động với từng việc bạn có thể kiểm soát. Chẳng hạn gần đây bạn có tăng cân? Hãy lên kế hoạch để làm một điều gì đó. Hay bạn gặp khó khăn với một deadline cần hoàn thành? Hãy viết ra từng bước bạn phải theo đuổi để hoàn thành dự án.

9. Thiền hoặc tập Yoga

Thiền hoặc tập Yoga

Bạn không cần phải là một Phật tử thiền định. Tất cả chỉ là chú tâm vào thời khắc hiện tại. Thiền định giúp cải thiện tư duy sáng tạo, tập trung và tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày. Việc tập luyện thiền định thường xuyên là cách tốt nhất để giải quyết những căng thẳng và gia tăng năng lượng. Bên cạnh đó, yoga cũng là một kiểu của thiền giúp bạn đấu tranh với căng thẳng và đạt được sự bình an của tinh thần và thể xác.

10. Tạm dừng và tập trung vào những suy nghĩ của bản thân

Tạm dừng và tập trung vào những suy nghĩ của bản thân

Tâm trí đang nói gì với bạn? Những rung cảm bạn đang cảm thấy là gì? Có thể là tích cực hoặc tiêu cực, không bao giờ là cả hai trong cùng một thời điểm cả. Nếu những suy nghĩ rơi vào trạng thái tiêu cực, hãy cố gắng thay đổi từ ngữ bạn sử dụng trong suy nghĩ.

Michael Losier, tác giả của cuốn “Law of Attraction: The Science of Attracting More of What You Want and Less of What You Don’t” (tạm dịch: “Luật Hấp Dẫn: Khoa học của thu hút nhiều hơn những gì bạn muốn và ít hơn những gì bạn không muốn”) khuyến cáo chúng ta nên chấm dứt sử dụng những từ “không” và “đừng” để thu hút những điều chúng ta muốn.
Phản ứng của chúng ta tới những từ ngữ chúng ta sử dụng sẽ làm thay đổi hoàn toàn. Chẳng hạn “Hãy bình tĩnh” nghe tốt hơn hẳn so với “Đừng hoảng sợ”, phải không?

11. Mỉm cười

Mỉm cười

Cười là phương thuốc tốt nhất từ trước tới giờ. Bạn có thể không bao giờ cảm thấy đủ. Sự hài hước cải thiện tâm trạng bằng nhiều cách. Nó giúp bạn đối phó với căng thẳngtăng cường hệ miễn dịch và giảm 40% khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ, theo như Richard Wiseman đã viết trong cuốn sách “59 Seconds: Change Your Life in Under a Minute” (tạm dịch: “59 giây: Thay đổi cuộc sống của bạn chưa đến một phút”).

12. Bày tỏ lòng biết ơn

Bày tỏ lòng biết ơn

Đây là điều bạn nên làm mỗi ngày, không chỉ vào cuối tuần. Hãy bày tỏ sự biết ơn đối với gia đình, bạn bè, sức khỏe, đồ ăn đặt trên bàn, quần áo mặc trên người và mái nhà nơi bạn sinh sống. Bạn có thể biết ơn rất nhiều thứ nho nhỏ như: một khởi đầu mới, ánh nắng mặt trời, không khí bạn thở hay chỉ đơn giản là một đứa bé đang cười với bạn.

Cố gắng tránh việc so sánh những gì bản thân mình có với người khác. Nó sẽ không giúp gì cho bạn cũng như cho người khác. Lòng biết ơn chính là nguồn hạnh phúc. Khi bạn cảm thấy vui, hãy lan tỏa niềm vui đó tới tất cả những người xung quanh.

13. Nuôi dưỡng sở thích cá nhân

Nuôi dưỡng sở thích cá nhân

Cho dù bạn thích chụp hình, nướng bánh, vẽ, làm thơ, chơi đàn piano hay làm vườn, hãy dành thời gian cho những điều bạn cảm thấy thú vị. Bạn sẽ có được sự thư giãn cần thiết về mặt tinh thần và sự hài lòng khi theo đuổi sở thích, điều đó sẽ dẫn đến cảm giác thỏa mãn.

Trên đây là 13 điều cần làm vào cuối tuần để giúp bản thân có những ảnh hưởng tích cực lâu dài đến cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng thực hành chúng và bạn sẽ đánh bại ngày thứ Hai buồn chán nhé!

Nguồn Quantrimang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *