Lắng nghe và thấu hiểu
Tại sao cần phải lắng nghe người khác? Và nếu không lắng nghe người khác có được hay không?
Đây là quyền lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên trong thực tế thì tôi tin rằng ai trong các bạn cũng muốn chúng ta có được các mối quan hệ tốt đẹp, những cuộc nói chuyện cởi mở, hiệu quả và xa hơn nữa là duy trì được tình bạn hoặc một mối quan hệ nào đó nó lâu dài và bền vững.
Ai cũng muốn điều đó. Tuy nhiên, đó chỉ là những hệ quả tất yếu của một quá trình bạn giao tiếp với nhau hiệu quả và quá trình giao tiếp hiệu quả đó sẽ bắt đầu bằng việc bạn phải hiểu được người đối diện và làm sao để hiếu được họ nếu như bạn không có lắng nghe họ một cách thật sự, thấu cảm.
Tại sao trong thực tế cuộc trò chuyện đôi khi chúng ta hay có khuynh hướng là quên đi việc lắng nghe người khác? Thông thường nó sẽ có hai lý do phổ biến:
Vì chúng ta quá nôn nóng muốn đưa ra lời khuyên sớm nhất
Vì chúng ta cảm thấy việc lắng nghe mất quá nhiều thời gian trong cuộc nói chuyện đó.
Tôi sẽ đưa ra 4 cấp độ lắng nghe để bạn nhìn nhận lại bản thân trong quá trình giao tiếp, lắng nghe người khác bạn đã đạt đến cấp độ nào rồi?
Cấp độ 1: Giả vờ nghe
Khi bạn ngồi đối diện với người khác, thật ra trong tâm trí của bạn đang ở một nơi nào đó nên thỉnh thoảng bạn cũng gật gù, à ờ,…tạo cho người đối diện một cái cảm giác rằng bạn đang nghe họ. Cho nên với mức độ này chắc chắn gần như bạn nghe nhưng sẽ không nghe được gì hết, cái mức độ tiếp thu, thấu cảm của bạn gần như là bằng 0.
Cấp độ 2: Lắng nghe một cách có chọn lọc
Trong cuộc nói chuyện đó bạn chỉ chọn một số ý cảm thấy thú vị với bạn, cần thiết với bạn thì bạn nghe mà thôi còn những ý khác bạn sẽ phớt lờ qua một bên.
Cấp độ 3: Lắng nghe có suy nghĩ
Khi mà bạn lắng nghe câu chuyện người đối diện chia sẻ với bạn thì bạn vừa nghe và vừa xử lý trong đầu (đồng thời hai quá trình cùng nhau), mục đích của bạn để xem lát nữa bạn sẽ trả lời đối đáp, hỏi câu hỏi, ra lời khuyên như thế nào đây.
Cấp độ 4: Lắng nghe và thấu hiểu
Trong cuộc nói chuyện với người đối diện, vô thức ta hay sử dụng từ “Tôi cảm nhận,Tôi cảm thấy…” Thì đó là lúc bạn đang thực sự là ở mức “Lắng nghe và thấu hiểu” cao nhất. Sự tương tác qua lại giữa hai người trong cuộc nói chuyện trở lên cao hơn. Những câu hỏi, câu trả lời được đưa ra từ hai phía.
Lúc này bạn thị nhị 100% vừa về mặt cơ thể, lẫn tâm trí của bạn đối với cuộc nói chuyện của người đối diện bạn.
Phương pháp rèn luyện đạt được mức độ lắng nghe thấu hiểu:
Bạn nên tìm hiểu kỹ về 4 chữ “lắng nghe thấu hiểu”
- Trước tiên bạn muốn nghe một ai đó thì đòi hỏi bạn phải làm một việc đó là không phải nghe người đó mà đòi hỏi bạn phải lắng cái lòng mình lại, rồi sau đó mới có thể nghe người đối diện. Và làm sao để có thể lắng cái lòng mình lại bằng cách là bạn phải làm chủ được tâm trí của bạn trong cái bối cảnh bạn đang hiện diện với người đối diện đó.
- Đặt bạn vào vị trí của người khác
- Khi bạn muốn chia sẻ một ai đó thì bạn cần phải đặt bạn vào vị trí của người ta. Nhưng cho dù bạn đặt vị trí của bạn vào vị trí của người ta đến mức độ nào đi chăng nữa thì bạn hãy biết rằng là bạn không bao giờ đạt được mức độ 100% như người đối diện. Cho nên nếu như bạn có một lời khuyên nào đó hoặc một kinh nghiệm gì đó tương tự như họ thì nó cũng chỉ là một phương pháp để giúp cho bạn đồng cảm hơn với họ hoặc để họ tham khảo.
- Xác nhận lại những điều người khác vừa nói
- Đôi khi người khác vừa nói một cái gì đó và họ hỏi bạn là bạn đã hiểu chưa và bạn trả lời hiểu rồi. Đôi khi việc hiểu rồi nó lại không chính xác, bởi vì bạn hiểu rồi theo cách của bạn nên nó khác với cách người khác muốn truyền đạt lại cho bạn.
- Khi bạn lắng nghe và hiểu người khác thật sự, thì chắc chắn người ta cũng sẽ bắt đầu cảm nhận được bạn và dần sẽ lắng nghe những quan điểm ý kiến của ban đưa ra.