Lũ vượt “đại hồng thuỷ” 1979, miền Trung lại có thể đối diện bão mới sắp tiến vào

Trong khi lũ trên sông Kiến Giang (Quảng Bình) đã vượt lũ lịch sử tháng 9-1979, một áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão tiếp tục hướng thẳng vào miền Trung.

Lũ trên sông Kiến Giang (Quảng Bình) đang lên và ở mức rất cao, vượt lũ lịch sử 9-1979 là 0,82 m. Cùng với đó, một áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão tiếp tục hướng thẳng vào miền Trung .

Hiện nay, lũ trên sông Kiến Giang (Quảng Bình) đang lên và ở mức rất cao. Mực nước lúc 0 giờ ngày 19-10 tại Lệ Thuỷ: 4,73 m, trên báo động 3: 2,03 m (cao hơn lũ lịch sử 9-1979 là 0,82 m);

Dự báo trong 6 giờ tới, lũ trên Kiến Giang tiếp tục lên, tại Lệ Thủy có khả năng lên 5,5 m, trên báo động 3 là 2,8 m (cao hơn lũ lịch sử tháng 9-1979 là 1,59 m).

Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, sạt lở bờ sông, taluy đường giao thông, các công trình đang thi công; ngập lụt sâu trên diện rộng diễn ra nghiêm trọng tại nhiều nơi của huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy, Quảng Ninh và TP Đồng Hới. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất: Cấp 4.

Dự báo do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Bộ, hoạt động của đới gió Đông trên cao nên tại tỉnh Quảng Bình có mưa to, mưa rất to; Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to.

Vào 7 giờ ngày 19-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 129,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 550 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.

 Lũ vượt đại hồng thuỷ năm 1979, miền Trung lại đối diện bão ập vào  - Ảnh 1.

Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới – Nguồn Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 7 giờ ngày 20-10, vị trí tâm bão ở khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 124,9 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 350 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh thêm.

Nguồn Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *