Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh từ 2021
Dưới đây là thông tin liên quan đến mức hưởng BHYT năm 2021, ảnh hưởng ít nhiều tới quyền lợi của người tham gia BHYT.
Mức hưởng BHYT
Mức hưởng đúng tuyến. Khoản 1, Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014 quy định, người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng:
– 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
Người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng theo quy định mới
– 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
– 80% chi phí khám, chữa bệnh nếu là đối tượng khác.
Mức hưởng trái tuyến. Theo khoản 3, Điều 22 Luật BYT 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, trường hợp người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ sau đây:
Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (trước đây là 60%); Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh.
Như vậy, năm 2021, nếu có thẻ BHYT khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước.
Mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT
Năm 2021, dự kiến mức lương cơ sở vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng như trước đó. Do vậy, mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT theo quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
– Khám, chữa bệnh tại tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT:
+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp là 223.500 đồng.
+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp là 745.000 đồng.
Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh từ 2021 có thay đổi
– Khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT:
Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp , tức là 1,49 triệu đồng/tháng.
– Khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT:
Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp, tức là 3,725 triệu đồng.
– Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng quy định:
+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp, tức là 223.500 đồng.
+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp là 745.000 đồng.
- Top 13 app ghi chú công việc cực tiện ích dành cho người bận rộn
- Công nghệ EKYC là gì? Sức mạnh của EKYC trong kinh doanh hiện đại
- Tạm biệt não cá vàng với 8 cách ghi nhớ nhanh để học tập và làm việc hiệu quả
- Phương pháp Pomodoro: Bí quyết hiệu quả tăng sự tập trung cho công việc !
- Feynman: Chiến thuật học chủ động chinh phục mọi lĩnh vực
- Tháp tài sản là gì? Cách áp dụng tháp tài sản cá nhân để đạt tự do tài chính
- Sự kiện thiên nga đen: Cơn ác mộng của nền kinh tế
- Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Mở rộng đối tượng, gia tăng quyền lợi
- Ma trận Eisenhower giúp quản lý thời gian hiệu quả – Deadline là chuyện nhỏ!