4 mẹo reset công việc bạn cần biết ngay nếu đang cảm thấy chán nản!
Đôi khi công việc sẽ khiến bạn cảm thấy rất áp lực và mệt mỏi, đừng để bản thân trì hoãn và trượt dài trong sự chán nản đó. Muốn công việc phát triển tốt hơn, bản thân mỗi chúng ta cần biết những mẹo để biến cuộc sống việc làm chán nản, áp lực trở nên dễ thở hơn và có những điều thú vị mới mẻ hơn.
1. Sắp xếp lại bàn làm việc
Đây là điều cần thiết để tạo nên một môi trường mới mẻ nhất. Hãy thay đổi một số vật dụng trên bàn của bạn, đổi lại vị trí của chúng, bỏ đi một vài thứ không cần thiết và trang bị thêm những vật dụng khác để đổi mới bàn làm việc của mình. Để tránh bàn làm việc trở nên quá nghiêm túc và khô khan, bạn có thể đặt một chậu cây nhỏ trên bàn làm việc sẽ giúp tạo nên cảm giác thư thái hơn khi cảm thấy áp lực công việc.
Nếu bạn có những nguyên tắc và sở thích riêng hãy sắp xếp theo ý của bạn, cho dù người khác có những bình luận tiêu cực về cách bài trí của bạn thì cũng đừng để họ tác động. Bàn làm việc của bạn hãy để nó trở thành nơi tạo động lực lớn nhất cho bạn làm việc nhé.
2. Thực hiện những thói quen tốt
Nếu bạn đang cảm thấy công việc của mình quá dồn nén và áp lực, vậy hãy tập cho mình thói quen liệt kê lại những gì cần làm và mục tiêu cho những điều đó, bạn sẽ tránh được tình trạng quên việc hoặc không biết mình phải làm gì tiếp theo.
Tập thói quen sống và làm việc có kế hoạch bạn sẽ thấy công việc dễ dàng hơn. Đồng thời, sau mỗi ngày làm việc, hãy tập thói quen sắp xếp lại những gì hôm nay đã làm và dọn dẹp lại bàn làm việc của mình. Còn gì tuyệt vời hơn nếu ngày hôm sau đến chỗ làm của bạn mọi thứ đã trở nên ngăn nắp và sẵn sàng cho một ngày làm việc hiệu quả.
3. Để nơi làm việc trở thành trợ thủ đắc lực
“Reset” lại công việc không có nghĩa là phải bỏ đi hết những gì bạn cảm thấy không thoải mái mà chính là thay đổi cách nhìn nhận và tiếp cận công việc để mọi thứ trở nên dễ sàng hơn. Thay vì suy nghĩ rằng, nơi làm việc chỉ toàn là những áp lực hãy nhìn nhận nó như là một trợ thủ đắc lực của bạn. Nếu như bạn nghĩ rằng, không gian xung quanh không ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng công việc của bạn thì bạn hoàn toàn sai. Áp lực công việc còn bị tác động với ngoại cảnh xung quanh.
Tại sao không biến không gian làm việc trở thành một nơi quen thuộc và gần gũi hơn như trưng ảnh gia đình của bạn, thú cưng, trang trí khác lạ với những hình thức mà bạn thích…điều đó không những “reset” lại nơi làm việc cực tốt mà còn giúp bạn có thêm nhiều động lực và năng lượng cho công việc của mình.
4. Hãy trở nên thực tế để reset công việc
Đừng làm việc nếu như bạn không có mục tiêu. Mục tiêu ở đây không chỉ là mục tiêu dài hạn mà còn là mục tiêu ngắn hạn của mình. Ngày mai bạn phải hoàn thành cái gì, vào lúc nào, chất lượng và hiệu suất đạt được là bao nhiêu. Việc đặt mục tiêu sẽ khiến bạn cảm thấy công việc của mình làm hiệu quả hơn và có ý nghĩa hơn. Đừng nghĩ điều này sẽ càng tạo áp lực cho bạn và không thể “reset” lại công việc. Bạn chán nản chỉ khi nào bạn chưa thấy được ý nghĩa công việc mình đang làm, thành công mà nó đem lại là gì. Hãy thử cho mình một mục tiêu và làm việc với trách nhiệm cao nhất. Khi bạn nhận được thành quả từ sự nỗ lực đó, bạn sẽ cảm thấy công việc không còn chán nản nữa.
Trên đây là những mẹo để giúp “reset” lại công việc hiệu quả. Đừng mãi chìm trong sự chán nản để trượt dài trong áp lực, đứng dậy và thay đổi góc nhìn về công việc, bạn sẽ lại tìm thấy động lực mới cho mình và phấn đấu để đạt được những gì đã đặt ra.
Nguồn Vieclam24h
- Top 13 app ghi chú công việc cực tiện ích dành cho người bận rộn
- Công nghệ EKYC là gì? Sức mạnh của EKYC trong kinh doanh hiện đại
- Tạm biệt não cá vàng với 8 cách ghi nhớ nhanh để học tập và làm việc hiệu quả
- Phương pháp Pomodoro: Bí quyết hiệu quả tăng sự tập trung cho công việc !
- Feynman: Chiến thuật học chủ động chinh phục mọi lĩnh vực