Lại tìm ra một “hệ Mặt trời” ở cực gần, khoảng cách chỉ bằng 1/4 niềm hy vọng lớn nhất để tìm ra sự sống

Hệ Mặt trời mới lần này có khoảng cách chỉ bằng 1/4 Trappist-1 – hệ sao – hành tinh được mệnh danh là “Hệ Mặt trời 2.0”.

Cuối tháng 2/2017, NASA đã công bố về Trappist-1 – hệ sao – hành tinh giống hệt với Thái dương hệ của chúng ta  Hệ Trappist-1 được mệnh danh là “Hệ Mặt trời 2.0”, và thậm chí được coi là niềm hy vọng lớn nhất để tìm ra sự sống, khi có chứa tới 3 trên 7 hành tinh nằm trong vùng “có thể nuôi dưỡng sự sống”.

Lại tìm ra một hệ Mặt trời ở cực gần, khoảng cách chỉ bằng 1/4 niềm hy vọng lớn nhất để tìm ra sự sống - Ảnh 1.

Trappist-1 – hệ Mặt trời 2.0 gần với chúng ta nhất

Có điều, Trappist-1 nằm khá xa so với chúng ta – tới 40 năm ánh sáng. Và mới đây, NASA tiếp tục công bố một hệ sao – hành tinh khác, được đánh giá là giống hệ Mặt trời đến mức “đáng kinh ngạc”. Quan trọng hơn, nó “chỉ” cách Trái đất 10,5 năm ánh sáng, tức là chỉ hơn 1/4 khoảng cách đến Trappist-1 mà thôi.

“Hệ Mặt trời mới” lần này nằm ở bán cầu Nam của chòm sao Eridanus, với ngôi sao mang tên Epsilon Eridani (gọi tắt là eps Eri). Hệ Eri chính là hệ sao – hành tinh gần với Hệ Mặt trời nhất ở thời điểm hiện tại.

Cụ thể, NASA cho biết Đài quan sát thiên văn hồng ngoại tầng bình lưu (gọi tắt là SOFIA) là nơi phát hiện ra Eri. Trước đó, người ta chỉ biết rằng eps Eri bị vây quanh bởi “đĩa các mảnh vỡ” (debris disk) – những mảnh vật chất gồm bụi, khí, và đá sót lại sau khi một hành tinh được hình thành.

Các debris disk có thể rất lớn, tạo thành một vành đai giống như vành đai Kuiper bao quanh Hệ Mặt trời. 

Lại tìm ra một hệ Mặt trời ở cực gần, khoảng cách chỉ bằng 1/4 niềm hy vọng lớn nhất để tìm ra sự sống - Ảnh 2.

Vành đai Kuiper của Thái dương Hệ, và tại Hệ Epsilon Eridani (màu xanh bên dưới)

Tuy nhiên, NASA cho biết hệ Eri không phải là nơi phù hợp để tìm kiếm sự sống. Nơi đây giống như hệ Mặt trời của chúng ta “ở thuở sơ khai”, vào thời điểm mới hình thành hơn.

Theo Massimo Marengo – nhà thiên văn từ ĐH Bang Iowa (Mỹ), đây là một phát hiện quan trọng, khi Eri có thể cho chúng ta thấy Hệ Mặt trời đã được hình thành như thế nào, và cách 8 hành tinh của hệ phát phát triển ra sao.

Lại tìm ra một hệ Mặt trời ở cực gần, khoảng cách chỉ bằng 1/4 niềm hy vọng lớn nhất để tìm ra sự sống - Ảnh 3.
 

“Hệ sao – hành tinh này hiện đang trải qua những quá trình biến động đã từng xảy ra với Thái dương hệ trước kia, ở thời điểm Mặt trăng còn chưa thành hình, Trái đất đang hình thành các đại dương, và khi mầm mống sự sống trên hành tinh của chúng ta bắt đầu hiện diện” – Marengo cho biết.

Bằng cách sử dụng các mô hình tính toán thật chi tiết, các chuyên gia đã tách được những luồng sáng kỳ lạ đến từ debris disk xung quanh Eri.

“Chúng tôi tự tin cho rằng có những khoảng trống ở giữa vành đai vật chất của Eri. Những khoảng trống này dường như được tạo thành bởi các hành tinh”. 

“Hiện chúng tôi vẫn chưa xác định được đó là những hành tinh nào, nhưng sẽ là một cú sốc lớn nếu không có hành tinh nào ở đó. Việc tìm ra chúng sẽ là nhiệm vụ của các thiết bị hiện đại hơn, như Kính thiên văn vũ trụ James Webb của NASA vào năm 2018 chẳng hạn”

“Với đài SOFIA, chúng ta như có một cỗ máy thời gian, qua đó tiết lộ những gì đã từng xảy ra với Trái đất vào thời xa xưa”. 

Nguồn Daily Mail 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *